[Thủ thuật] 7 Nguyên lý cực hay khi vận dụng tâm lý thị giác vào thiết kế đồ họa hiện đại

[Thủ thuật] 7 Nguyên lý cực hay khi vận dụng tâm lý thị giác vào thiết kế đồ họa hiện đại

12/07/2016 09:17:00 / Đăng bởi DƯƠNG TRÚC KHUÊ / (0) Bình luận

  Khi kết hợp nguyên lý thị giác và tâm lý học thì thiết kế truyền thông sẽ được nâng lên một tầm mới, tinh tế và hiện đại hơn. Trong Bài viết sau đây, Đồ họa 3DKID sẽ chia sẻ 7 yếu tố tạo nên một thiết kế chuẩn mực và hợp với xu thế, xứng đáng với tầm vóc là thượng tầng nghệ thuật thứ 8 - Design (trong 9 thượng tầng nghệ thuật)

nguyên lý thị giác

7 Nguyên lý thị giác

Truyền thông hình ảnh (visual communication) không còn là khái niệm xa lạ với những ai hoạt động trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, không chỉ tại Việt Nam, trên Thế Giới, việc cân bằng giữa những yếu tố có tác động tới thị giác và tâm lý thị giác hay ám thị người xem đôi khi chưa được chú trọng một cách đúng mức. Đây là lý do Column Five- một công ty hoạt động khá chuyên nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo đã thiết kế  infographic với nội dung sâu sắc và toàn diện về vấn đề này để chia sẻ với cộng đồng Design.

“Một câu chuyện hay nội dung truyền thông hấp dẫn sẽ bị phá hỏng bởi tư duy thiết kế thiếu logic”– Column Five.

1. Nguyên lý thị giác thứ 1: Màu sắc

nguyên lý thị giác

Nguyên lý thị giác thứ 1: Màu sắc

Trong một bản thiết kế xây dựng hình ảnh, hãy nhớ nguyên tắc “không vượt quá 5 màu sắc” nhằm tránh làm lu mờ thông tin- yếu tố quan trọng bậc nhất mà bạn cần chú ý. Hãy dùng màu sắc mà bạn định sử dụng làm nổi bật nội dung cần nhấn mạnh và truyền thông.

2. Nguyên lý thị giác thứ 2: Font chữ

nguyên lý thị giác

Nguyên lý thị giác thứ 2: Font chữ

Truyền thông hình ảnh là một dạng tương tác 2 chiều, giữa bản thiết kế và người xem. Vì vậy, hãy sử dụng Font chữ một cách rõ ràng, dễ đọc nhất. Đừng “thách đố” người xem bằng một nội dung “trừu tượng” về phần nhìn, dù đẹp tới đâu, nó vẫn sẽ là một bản thiết kể thất bại.

3. Nguyên lý thị giác thứ 3: Bố cục và sự cân đối

nguyên lý thị giác

Nguyên lý thị giác thứ 3: Bố cục và sự cân đối

Một bố cục thoáng, hợp lý và cách đặt nội dung đúng trọng tâm là nền tảng để bạn tạo nên một bản thiết kế hoàn hảo. Hãy cân nhắc và có phác thảo hợp lý trước khi thiết kế, đảm bảo chúng logic cùng nhau nhằm tạo nên một bản thiết kế cân đối, tối ưu.

4. Nguyên lý thị giác thứ 4: Chú thích

nguyên lý thị giác

Nguyên lý thị giác thứ 4: Chú thích

Đôi khi, giống như phần “chú thích” trong một bài viết, sẽ có thông tin bạn muốn nhấn mạnh thêm. Lúc này, hãy sử dụng những kí hiệu ấn tượng nhưng đơn giản nhất để làm nổi bật chúng mà không khiến bản thiết kế trở nên quá rối mắt và khó nhìn.

5. Nguyên lý thị giác thứ 5: Khoảng trống

nguyên lý thị giác

Nguyên lý thị giác thứ 5: Khoảng trống

Hãy tạo ra những khoảng trống một cách thẩm mỹ và hợp lý nhất có thể. Quá nhiều khoảng trống sẽ khiến thiết kế trở nên bị loãng, nhưng quá nhiều chi tiết lại khiến người xem chẳng muốn theo dõi những thông tin mà bạn đưa ra.

6. Nguyên lý thị giác thứ 6: Hình ảnh minh họa

nguyên lý thị giác

Nguyên lý thị giác thứ 6: Hình ảnh minh họa

Phong cách, ngôn ngữ mà bạn lựa chọn cho bản thiết kế cần phải liên kết với những hình ảnh được lựa chọn để minh họa. Đừng khiến người xem phải khó chịu với những minh họa xì tin đi cùng câu văn hết sức quy phạm hoặc một vài trường hợp tương đương khác.

7. Nguyên lý thị giác thứ 7: Icon đơn giản

nguyên lý thị giác

Nguyên lý thị giác thứ 7: Icon đơn giản

Các icon trong truyền thông hình ảnh mang tính biểu tượng và gợi mở cảm xúc khá lớn. Vì vậy, hãy tối giản chúng trong thiết kế, tập trung vào ý nghĩa cần truyển tải để bản thiết kế trở nên “thoáng” ý, hấp dẫn hơn.

Chúc các bạn luôn có những ý tưởng sáng tạo và vận dụng tốt để tạo nên các thiết kế thật đẹp!

Chia sẻ bởi Đồ họa 3DKid

zalo